Hành động cụ thể nào khi nhận biết con mình bị tăng động?
ALOTHUOC247.COM---->> Ba mẹ cần phải có những hành động cụ thể nào khi nhận biết con mình bị tăng động?
Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, biểu hiện bằng những hành vi hiếu động quá mức và giảm khả năng tập trung. Tình yêu thương có vai trò quan trọng giúp trẻ thoát khỏi chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. ....
ALOTHUOC247.COM---->> Ba mẹ cần phải có những hành động cụ thể nào khi nhận biết con mình bị tăng động?
Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, biểu hiện bằng những hành vi hiếu động quá mức và giảm khả năng tập trung. Tình yêu thương có vai trò quan trọng giúp trẻ thoát khỏi chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. ....
CẦN LÀM GÌ KHI ĐÃ NHẬN BIẾT ĐƯỢC TRẺ TĂNG ĐỘNG?
Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, biểu hiện bằng những hành vi hiếu động quá mức và giảm khả năng tập trung. Nếu không có sự phát hiện kịp thời cùng hướng điều trị tích cực sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành tính cách, hành vi, tâm lý của trẻ trong tương lai.
Việc chăm sóc trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý gây nhiều khó khăn cho các bậc phụ huynh, do đó các bậc phụ huynh cần có một vốn kiến thức cơ bản cần thiết để chăm sóc cũng như hỗ trợ điều trị khi có sự can thiệp của y tế.
- Gia đình là yếu tố quan trọng nhất đối với trẻ.
Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, việc trước tiên các bậc phụ huynh cần làm là bình tĩnh để đánh giá mức độ bệnh của trẻ, đừng xót con mà giục tốc bất đạt.
Các bậc phụ huynh nên biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ. Đầu tiên là do di truyền, bệnh lý khi mang thai, tổn thương não khi sinh, bệnh lý sau sinh. Thứ nữa là do môi trường, môi trường sống không ổn định: ồn ào, đông đúc, lộn xộn... hoặc trẻ bị lôi cuốn vào điện tử, nghiện internet, xem tivi quá nhiều, cũng có thể gây ra rối loạn ở trẻ. Hoặc một số yếu tố độc hại do ô nhiễm môi trường, hoặc do nhiều yếu tố kết hợp với nhau gây nên.
Khi nghi ngờ trẻ bị rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý, nên cho trẻ đi khám bác sĩ tâm lý trẻ em để được đánh giá và tư vấn. Trẻ có thể được làm các trắc nghiệm tâm lý về trí tuệ, cảm xúc, hành vi... để xác định thêm tình trạng của trẻ. Những chuyên gia khác cùng giúp đỡ trẻ như hoạt động trị liệu, giáo dục đặc biệt. Và vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc tạo môi trường, giáo dục trẻ, tìm sự trợ giúp, chia sẻ.
- Sự kết hợp giữa trẻ - gia đình – giáo dục là vô cùng cần thiết.
Trước tiên, các bậc phụ huynh cần hỗ trợ bé trong việc thay đổi không gian.
+ Tạo không gian học tập yên tĩnh, hạn chế tối đa tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ.
+ Tạo cho trẻ sự chú ý tới những điều, những việc bạn đang nói.
+ Truyền đạt một cách rõ ràng, dễ hiểu những mong muốn của bạn với trẻ. Cho trẻ nhắc lại những mục tiêu phải thực hiện sau khi bạn đã nói.
+ Tránh đưa ra quá nhiều việc cùng một lúc buộc trẻ phải thực hiện, điều này sẽ khiến bé giảm sự tập trung.
+ Nên khuyến khích và cùng chơi với trẻ những trò chơi tĩnh, đòi hỏi ở trẻ sự tư duy, tập trung để vượt qua trò chơi.
+ Cần giúp trẻ lên một kế hoạch, một thời gian biểu cụ thể để hoàn thành các mục tiêu đã đưa ra trong khoảng thời gian trẻ có thể (bạn đã tham mưu qua).
+ Cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục, thể thao vừa sức. Tránh để trẻ chơi game, tránh để trẻ tiếp cận với những trò chơi mang tính bạo lực hay có tính chất kích động.
+ Các bậc phụ huynh và người thân xung quanh nên chấp nhận môt số hạn chế của trẻ, luôn khen ngợi, động viên trẻ khi trẻ hoàn thành tốt công việc; cổ vũ trẻ để trẻ có them động lực khi trẻ chưa hoàn thành, tránh những thái độ chê bai, chế giễu trẻ, vì những thái độ tiêu cực này sẽ khiến bẻ trở nên mặc cảm, tự ti.
+ Cần liên hệ với giáo viên để bé được ngồi bàn đầu để có thể nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, cũng như tăng khả năng tập trung của trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động đội, nhóm để phát huy tối đa khả năng của trẻ.
- Chế độ nghỉ ngơi phù hợp cũng đóng một vai trò quan trọng.
+ Áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức: giải thích cho trẻ hiểu những việc cần làm, chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước và hướng dẫn trẻ cách làm, khen thưởng khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt; huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội.
+ Xoa bóp (massage): trẻ được trị liệu bằng phương pháp xoa bóp thư giãn sẽ trỏe nên trầm tĩnh hơn, ngủ ngon giấc hơn, tránh gặp phải ác mộng khi ngủ, giúp trẻ cải thiện hành vi: biết lắng nghe hơn, biết vâng lời hơn.
+ Nên hạn chế, phòng tránh trẻ khỏi các chấn thương có thể có vùng đầu, hay bị nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương. Đặc biệt, không cho trẻ tiếp túc với kim loại nặng (chì) để tránh tình trạng bị nhiễm độc.
+ Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian cho trẻ, lắng nghe những mong muốn, tâm tư, nguyện vọng của trẻ; định hướng cho trẻ những mục tiêu đúng đắn; dạy trẻ học cách lắng nghe, tiếp thu. Hạn chế việc quát mắng trẻ, hãy cùng đồng hành và trở thành người bạn thân thiết của trẻ để nhân được sự tin tưởng tuyệt đối từ trẻ. Tránh khuôn mẫu, quy củ. Hãy cho trẻ thể hiện hết bản thân mình, có như vậy trẻ mới có thể thoải mái, tự tin, hợp tác.
Với tình yêu thương và những kiến thức cơ bản, các bậc phụ huynh sẽ là những người đóng vai trọ quan trọng trong việc giúp trẻ thoát khỏi chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Gia Thiên.
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ The Medcos SUBRI ALOTHUOC247.COM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN. GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
NHÀ THUỐC 36 ENLIE
Địa chỉ: 493 QL 1K, NỘI HOÁ 2, BÌNH AN, DĨ AN, BÌNH BƯƠNG
Email: phamhoangsanh.ds@gmail.com
Hotline: 0886759419-0946 617 267
Xem thêm