Có phải những bộ phận dùng đều có cách xử lý và bảo quản giống nhau
ALOTHUOC247.COM-->>CÓ BAO GIỜ BẠN TỰ HỎI CÁCH NÀO BẢO quản dược liệu đảm bảo công năng? Có phải những bộ phận dùng đều có cách xử lý và bảo quản giống nhau HAY KHÔNG?
Để dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng hay đảm bảo được công năng của chúng, cần lưu ý các vấn đề từ thu hái, phơi sấy, sơ chế, đến bảo quản.
Thu hái
Dược liệu là một lĩnh vực rất phong phú, thực vật ngoài tên khoa học đã được định danh thì còn có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy vào vùng miền thực tế nên cần xác định đúng cây cần thu hái. Dược liệu không phải lúc nào cũng sử dụng được tất cả các bộ phận vì một số bộ phận không có giá trị, thậm chí là chứa chất độc, do đó cần chọn lọc bộ phận cần thu hái. Tỷ lệ hoạt chất chứa trong dược liệu phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng của cây thuốc, nhất định phải thu hái đúng thời điểm để bộ phận dùng làm thuốc có chứa nhiều hoạt chất có lợi nhất. Vì vậy việc thu hái dược liệu cần thực hiện theo nguyên tắc Đúng dược liệu – Đúng bộ phận dùng – Đúng thời điểm.
->>Có phải những bộ phận dùng đều có cách xử lý và bảo quản giống nhau?
ALOTHUOC247.COM-->>CÓ BAO GIỜ BẠN TỰ HỎI CÁCH NÀO BẢO quản dược liệu đảm bảo công năng? Có phải những bộ phận dùng đều có cách xử lý và bảo quản giống nhau HAY KHÔNG?
Để dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng hay đảm bảo được công năng của chúng, cần lưu ý các vấn đề từ thu hái, phơi sấy, sơ chế, đến bảo quản.
-
Thu hái
Dược liệu là một lĩnh vực rất phong phú, thực vật ngoài tên khoa học đã được định danh thì còn có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy vào vùng miền thực tế nên cần xác định đúng cây cần thu hái. Dược liệu không phải lúc nào cũng sử dụng được tất cả các bộ phận vì một số bộ phận không có giá trị, thậm chí là chứa chất độc, do đó cần chọn lọc bộ phận cần thu hái. Tỷ lệ hoạt chất chứa trong dược liệu phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng của cây thuốc, nhất định phải thu hái đúng thời điểm để bộ phận dùng làm thuốc có chứa nhiều hoạt chất có lợi nhất. Vì vậy việc thu hái dược liệu cần thực hiện theo nguyên tắc Đúng dược liệu – Đúng bộ phận dùng – Đúng thời điểm.
->>Có phải những bộ phận dùng đều có cách xử lý và bảo quản giống nhau?
Với dược liệu là rễ, thân rễ hay rễ củ, với cây sống hàng năm thì nên thu hoạch lúc cây ngã vàng, quả đã chín già; với cây sống lâu năm thì thu hoạch vào cuối thu sang đông.
Với dược liệu là thân gỗ thì thu hái vào mùa đông, khi lá cây đã rụng, lúc đó thân cây sẽ chứa nhiều hoạt chất, gỗ rắn chắc nên phơi sấy nhanh khô và bảo quản được lâu.
Với dược liệu sử dụng toàn cây thì thu hái lúc cây bắt đầu ra hoa.
Với dược liệu là vỏ cây thì nên thu hái vào mùa xuân, lúc vỏ cây chứa nhiều nhựa nhất.
Với dược liệu là lá cây thì thu hái lúc cây sắp ra hoa, búp cây thì thu hái vào mùa xuân khi búp đã nảy chồi.
Với dược liệu là hoa thì thu hái lúc hoa sắp nở, hạn chế được cánh hoa bị rụng.
Với quả, nên thu hái vào lúc quả sắp chín. Với hạt thì thu hái khi quả đã chín già, riêng quả khô thì nên hái trước lúc quả khô hẳn.
CÁCH NÀO BẢO quản dược liệu đảm bảo công năng?
Phơi, sấy dược liệu
SẤY BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TRONG NHÀ KÍNH
SẤY DƯỢC LIỆU BẰNG LÒ SẤY CHỦ ĐỘNG THỜI GIAN VÀ ĐẢM BẢO CÔNG NĂNG DƯỢC LIỆU
Phơi, sấy dược liệu là làm cho dược liệu khô dần tới hàm ẩm an toàn, mục đích để bảo quản dược liệu được tốt hơn. Tùy vào lượng nhiều hay ít dược liệu và điều kiện cụ thể mà có thể chọn phơi hay sấy dược liệu.
Phơi là phương pháp làm khô dược liệu bằng không khí nóng tự nhiên.Có 4 cách phơi dược liệu: phơi nắng trên sân, phơi trong bóng râm, phơi trên giàn, phơi tránh bụi hay ruồi nhặng.
Sấy là phương pháp làm khô dược liệu chủ động bằng không khí nóng bằng các thiết bị như lò sấy, tủ sấy. Tùy loại dược liệu mà chọn nhiệt độ sấy thích hợp, nhìn chung việc sấy nên duy trì ở nhiệt độ 40-70 ºC chia làm ba giai đoạn theo nhiệt độ tăng dần để tránh tình trạng bên ngoài khô nhưng trong còn ẩm: đầu sấy 40-50 ºC, giữa sấy 50-60 ºC, cuối sấy 60-70 ºC. Riêng các dược liệu chứa tinh dầu hay hoạt chất dễ bay hơi, thăng hoa thì không nên sấy quá 40 ºC.
PHƠI DƯỢC LIỆU TRÊN NỀN GẠCH SẠCH DƯỚI NẮNG MẶT TRỜI
ALOTHUOC247.COM-->>CÓ BAO GIỜ BẠN TỰ HỎI CÁCH NÀO BẢO quản dược liệu đảm bảo công năng? Có phải những bộ phận dùng đều có cách xử lý và bảo quản giống nhau HAY KHÔNG?
Sơ chế
Sau khi thu hái, một số dược liệu cần được sơ chế để có thể bảo quản được lâu, hoặc biến đổi chất trong dược liệu. Tùy vào dược liệu mà có nhiều kiểu sơ chế khác nhau nhưng chung quy thì thực hiện theo trình tự sau: lựa chọn dược liệu, làm sạch dược liệu, rồi chọn kiểu sơ chế như giã, cắt, thái lát, ngâm, ủ, …
Bảo quản --->>CÁCH NÀO BẢO quản dược liệu đảm bảo công năng
BẢO QUẢN RIÊNG TỪNG DƯỢC LIỆU TRÊN KỆ SẠCH SẼ THOÁNG MÁT
Để dược liệu có chất lượng tốt và bảo quản được thời gian lâu dài, cần chú ý tới 5 yếu tố: độ ẩm, nhiệt độ, bao bì đóng gói, thời gian lưu kho, nấm mốc và côn trùng.
Độ ẩm cao khiến dược liệu hô hấp nhiều và bốc nóng, làm tiêu hao hoạt chất. Ngoài ra độ ẩm cao còn là yếu tố thuận lợi cho nấm mốc phát triển, gây hại đến việc bảo quản dược liệu. Do đó cần phải làm giảm độ ẩm của dược liệu thông qua phơi, sấy trước khi bảo quản. Kho bảo quản cần được thiết kế cao ráo, thông thoáng, ngăn cách với yếu tố ẩm như khí hậu bên ngoài. Có thể dùng chất hút ẩm để giảm độ ẩm trong kho. Ngoài ra sử dụng bao bì đóng gói kín, tốt cũng là một biện pháp hữu hiệu để chống ẩm cho dược liệu.
Nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy phản ứng oxi hóa, làm cho dược liệu nhanh bị hư hỏng, biến chất, hoặc giảm hoạt chất (như tinh dầu). Để hạn chế tác hại do nhiệt độ, cần xây dựng kho đúng quy cách, thông gió thường xuyên cho kho, không đóng gói hay vận chuyển dược liệu dưới trời nắng gay gắt, không để dược liệu sát tường, trần của kho và thực hiện đảo kho định kỳ.
Bao bì không đảm bảo vệ sinh, đóng gói sơ sài hoặc đóng gói vào những ngày có độ ẩm cao làm cho dược liệu dễ hút ẩm, giúp nấm mốc, vi sinh dễ phát triển. Bao bì cần phải chuẩn bị sạch sẽ, phơi thật khô, đảm bảo không bị thủng rách trước khi đóng gói. Với mỗi loại dược liệu nên dùng các loại bao bì khác nhau để tránh nhầm lẫn.
Mỗi loại dược liệu có tuổi thọ riêng, cần cân nhắc điều này để có kế hoạch bảo quản, sử dụng dược liệu. Để tránh thời gian lưu kho lâu, cần thực hiện tốt các hoạt động xuất, nhập kho theo nguyên tắc: loại nhập lâu thì xuất trước, loại mới nhập xuất sau, nhập xuất dược liệu theo thời vụ, không lưu trữ tồn kho lâu, dược liệu có hạn dùng ngắn thì xuất trước, phải có sổ sách theo dõi việc xuất nhập kho.
Nấm mốc phát triển dựa vào các yếu tố độ ẩm cao, nhiệt độ thích hợp và có nguồn thức ăn (từ một số dược liệu có bản chất chứa nhiều nước, bột, đường, … Để khắc phục, cần tích cực chống ẩm, thông thoáng cho kho bảo quản và thường xuyên kiểm tra dược liệu, nếu phát hiện xuất hiện nấm mốc thì cần cách ly ngay để xử lý. Những dược liệu dễ xuất hiện nấm mốc cần được bảo quản riêng để tiện theo dõi.
Ngoài ra cũng cần phải thực hiện đề phòng sự xâm nhập của côn trùng, mối mọt, động vật gặm nhấm gây hại đến dược liệu trong quá trình bảo quản.
DS NGUYỄN VĂN THÀNH ĐẠT
ALOTHUOC247.COM-->>CÓ BAO GIỜ BẠN TỰ HỎI CÁCH NÀO BẢO quản dược liệu đảm bảo công năng? Có phải những bộ phận dùng đều có cách xử lý và bảo quản giống nhau HAY KHÔNG?
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ The Medcos SUBRI ALOTHUOC247.COM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN. GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
NHÀ THUỐC 36 ENLIE
Địa chỉ: 493 QL 1K, NỘI HOÁ 2, BÌNH AN, DĨ AN, BÌNH BƯƠNG
Email: phamhoangsanh.ds@gmail.com
Hotline: 0886759419-0946 617 267
Xem thêm