Hiểu mức dinh dưỡng ăn kiêng đặc biệt giúp kiểm soát đường máu

10/2018 | 1058

ALOTHUOC247.COM -->>HIỂU MỨC DINH DƯỠNG ĂN KIÊNG ĐẶC BIỆT GIÚP KIỂM SOÁT ĐƯỜNG MÁU<<

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường (Diabetes mellitus) (ĐTĐ) là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid gây tăng đường huyết mạn tính do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối của tụy.....Bệnh tiếu đường là một trong ba loại bệnh có tốc đô phát triển nhanh nhất thế giới cùng với ung thư, tim mạch. Ở Việt Nam, hiện nay, có hơn 1 triệu người bị ĐTĐ.

Việc hiểu Chế độ dinh dưỡng phù hợp - mức ăn kiêng hợp lý kèm với chế độ tập luyện đều đặn đặc biệt sẽ giúp kiểm soát và duy trì dường máu ở mức tối ưu. 

ALOTHUOC247.COM -->>HIỂU MỨC DINH DƯỠNG ĂN KIÊNG ĐẶC BIỆT GIÚP KIỂM SOÁT ĐƯỜNG MÁU<<

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường (Diabetes mellitus) (ĐTĐ) là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid gây tăng đường huyết mạn tính do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối của tụy. Nói cách khác, bệnh tiểu đường là trạng thái mà cơ thể của bệnh nhân không thể sử dụng đúng cách và dự trữ đường để tạo ra năng lượng. Bệnh tiếu đường là một trong ba loại bệnh có tốc đô phát triển nhanh nhất thế giới cùng với ung thư, tim mạch. Ở Việt Nam, hiện nay, có hơn 1 triệu người bị ĐTĐ.

 

Để điều trị ĐTĐ, bệnh nhân cần kiểm soát tốt mức đường huyết, hay còn gọi là lượng glucose trong máu. Glucose đến từ các loại thực phẩm như trái cây, sữa, một số loại rau, thực phẩm giàu tinh bột và đường. Để giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường như bệnh tim, người bệnh sẽ cần phải ăn thức ăn lành mạnh, tập thể thao và có thể cần phải uống thuốc và/hoặc insulin để kiểm soát lượng đường trong máu của.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp bạn đạt được mục tiêu kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu. Sau đây là một số thông tin giúp bạn đạt được một chế độ dinh dưỡng mong muốn.

 

1. Chế độ ăn kiêng cho người bị ĐTĐ

Thực phẩm

Lời khuyên

Bột – đường

Chọn loại có nhiều thành phần xơ và có chỉ số đường huyết thấp. Hạn chế đường và thực phẩm có nhiều đường (bánh, kẹo, đồ uống có đường…)

Chất béo

Cố gắng hạn chế, đặc biệt là chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ, dầu dừa, dầu lạc…), thay bằng chất béo không bão hòa (dầu olive, dầu đậu nành…)

Đạm

Lượng protein cho người ĐTĐ không bị bệnh thận nên < 1g/Kg thể trọng tương ứng với khoảng 20% tổng năng lượng cung cấp. Với người ĐTĐ có bệnh thận, hạn chế đưa protein theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

Rau quả

Tăng tỷ lệ rau quả để đảm bảo chất xơ và vitamin.

Muối

Tránh ăn mạnh vì có thể tăng đường huyết

Rượu bia

Nên uống vừa phải. Không nên uống khi đối vì alcol có thể gây tăng đường huyết trầm trọng

 

2. Rượu và đồ uống


Các loại đồ uống này đều cung cấp carbohydrat nên nếu dùng quá nhiều cũng gây tăng đường huyết. Điều nguy hiểm là các đồ uống này gây hạ đường huyết muộn (sau khi dùng khoảng 16 giờ) và không có dấu hiệu báo trước.

 

>>HIỂU MỨC DINH DƯỠNG ĂN KIÊNG ĐẶC BIỆT GIÚP KIỂM SOÁT ĐƯỜNG MÁU<<

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG<<


3. Chất béo


Béo phì là vấn đề gây trở ngại trng điều trị ĐTĐ typ 2. Chất béo tạo ra năng lượng gấp đôi sơ với glucid và protein với cùng một lượng cung cấp, vì vậy nên hạn chế. Tổng năng lượng do chất béo cung cấp không được vượt quá 35%, trong đó khuyến khích các chất béo không bão hòa.


4. Chất đạm


Chất đạm cung cấp protein. Lượng khuyến cáo không quá 1g/kg trọng lượng cơ thể ở bệnh nhân không có bệnh thận. Lượng này phải giảm ở người ĐTĐ có bệnh thận tùy theo mức độ bệnh của bệnh nhân. Tổng năng lượng lấy từ đạm không quá 20% tổng năng lượng cần thiết với người ĐTĐ không có bệnh thận.

5. Chất xơ


Chất xơ có vai trò làm chậm quá trình hấp thu đường, hạn chế khả năng tăng đường huyết đột ngột, giúp giảm LDL cholesterol. Chất xơ có thể lấy từ rau, trái cây, các loại ngũ cốc thô.


6. Muối


Hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể để hạn chế tăng đường huyết và tránh việc cao huyết áp.
Như vậy, lời khuyên các chuyên gia đưa ra để có một chế độ dinh dưỡng:

 

    Ăn ba bữa một ngày vào những giờ bình thường và các bữa ăn cách nhau không quá sáu tiếng đồng hồ. Một bữa ăn nhẹ lành mạnh là rất có lượi cho bệnh nhân. Ăn uống thường xuyên giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu.
    Hạn chế các loại đường và đồ ngọt như món tráng miệng, kẹo, mứt và mật ong thông thường. Càng nhiều đường ăn vào, lượng đường trong máu càng cao. Việc sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo được khuyến khích.
    Hạn chế lượng thực phẩm giàu chất béo như thức ăn chiên, khoai tây chiên và bánh ngọt. Như đã nói, các loại thực phẩm giàu chất béo có thể khiến bệnh nhân tăng cân. Một cơ thể khỏe mạnh với cân nặng cân đối giúp kiểm soát lượng đường trong máu và khỏe mạnh hơn cho tim của người bệnh.

 


    Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như bánh mỳ nguyên hạt và ngũ cốc, đậu lăng, đậu khô và đậu Hà Lan, gạo lứt, rau và trái cây. Thực phẩm giàu chất xơ không chỉ có thể giúp bệnh nhân cảm thấy no mà còn có thể làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu.

 

 

    Nếu bạn khát, hãy uống nước lọc. Việc uống nước trái cây thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong máu, do đó nên hạn chế.

 


    Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên cũng sẽ cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.
    Hạn chế uống rượu bia ít nhất có thể.

Ds Hương Phạm

Tài liệu tham khảo:
1. https://www.diabetes.ca/diabetes-and-you/healthy-living-resources/diet-nutrition/basic-meal-planning
2. Gs. Hoàng Thị Kim Huyền, Gs. J.R.B.J. Brouwers, Dược lâm sàng: Những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị; NXB Y học, Hà Nội, trang 265 – 278.
 

SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ The Medcos SUBRI ALOTHUOC247.COM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN. GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY THHH NẤM DƯỢC LIỆU VÀ MỸ PHẨM SUBRI

Địa chỉ: Ấp Gò Lức, Xã Tân Đông, Huyện Gò Công Đông, Tỉnh Tiền Giang.

Email: phamhoangsanh.ds@gmail.com

Hotline: 0946 617 267


(*) Xem thêm

Bình luận
0946617267 | phamhoangsanh.ds@gmail.com
" "