Những Điều Cần Biết Về Bệnh Đái Tháo Đường- bệnh lý mãn tính nguy hiểm
ALOTHUOC247.COM--->>Những Điều Cần Biết Về Bệnh Đái Tháo Đường- bệnh lý mãn tính nguy hiểm<<
Những Điều Cần Biết Về Bệnh Đái Tháo Đường
Một trong nhưng bệnh lý mãn tính nguy hiểm đang bùng phát một cách nhanh chóng trên toàn cầu hiện nay đó là Đái tháo đường (ĐTĐ). Theo dự báo của Tổ chức y tế thế giới thì trong vòng 25 năm số người mắc ĐTĐ sẽ tăng hơn 50% từ 415 triệu người lên 642 triệu người.
Đường huyết - chỉ số sinh hóa cực kỳ quan trọng, .... biến chứng của ĐTĐ nguy hiểm ....làm sao để biết bạn đang kiểm soát tốt đường huyết
ALOTHUOC247.COM--->>Những Điều Cần Biết Về Bệnh Đái Tháo Đường- bệnh lý mãn tính nguy hiểm<<
Những Điều Cần Biết Về Bệnh Đái Tháo Đường
Một trong nhưng bệnh lý mãn tính nguy hiểm đang bùng phát một cách nhanh chóng trên toàn cầu hiện nay đó là Đái tháo đường (ĐTĐ). Theo dự báo của Tổ chức y tế thế giới thì trong vòng 25 năm số người mắc ĐTĐ sẽ tăng hơn 50% từ 415 triệu người lên 642 triệu người.
Vì vậy để phòng ngừa nếu chưa mắc bệnh cũng như để đạt được hiệu quả trị liệu tốt nhất nếu đang mắc phải căn bệnh này thì không những các nhà chuyên môn mà cả người bình thường cũng đều phải trang bị cho mình những kiến thức từ cơ bản nhất ĐTĐ.
Vậy ĐTĐ là gì?
ĐTĐ là một bệnh lý chuyển hóa, đặc trưng là sự tăng đường huyết mạn tính do sự khiếm khuyết tiết insulin từ tuyến tụy hoặc insulin vẫn được tiết ra nhưng không phát huy tốt hiệu quả chuyển hóa glucose hoặc cả hai nguyên nhận trên, dẫn đến đường huyết không được kiểm soát tốt.
Đường huyết là gì?
Đường huyết là một trong nhiều chỉ số sinh hóa cực kỳ quan trọng, nó nói lên hàm lượng glucose trong máu mà glucose là chất chính tạo năng lượng nuôi dưỡng và giúp cơ thể hoạt động.Chỉ số đường huyết gọi là bình thường nếu nằm trong khoảng 70-120 mg/dl. Để kiểm tra đường huyết cơ thể chúng ta có thể mua dụng cụ đo đường huyết sử dụng tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế để kiểm tra đường huyết.
Tiêu chí nào để chuẩn đoán ĐTĐ?
Dựa vào các tiêu chí sau để chuẩn đoán ĐTĐ:
- Đường huyết đói ≥126 mg/dl hoặc
- Đường huyết trong thử nghiệm dung nạp glucose ≥200 mg/dl hoặc
- HbA1C ≥6,5% hoặc
- Có các triệu chứng điển hình và đường huyết bất kỳ ≥200 mg/dl
(HbA1C là chỉ số thể hiện % đường gắn với hemoglobin trong máu)
Khi nào cần xét nghiệm chuẩn đoán ĐTĐ?
- Người thừa cân (chỉ số BMI ≥23 kg/m2)
- Người ít vận động thể lực
- Tiền sử gia đình bị ĐTĐ
- Phụ nữ sinh con > 4,5 kg hay từng bị ĐTĐ thai kỳ
- Huyết áp cao (≥140/90 mmHg)
- Tăng cholesterol máu (HDL < 35 mg/dl và triglycerid > 250 mg/dl)
- Phụ nữ đa nang buồng trứng
- HbA1C > 5,7%
- Tiền sử tim mạch
- Tất cả mọi người > 45 tuổi
Nên lặp lại xét nghiệm mỗi 3 năm hoặc mỗi năm nếu có các yếu tố nguy cơ như trên.
Biến chứng của bệnh ĐTĐ?
Các biến chứng của ĐTĐ tiến triển từ nhẹ đến rất nặng và nguy hiểm, đó là các biến chứng sau:
- Các bệnh răng miệng
- Các bệnh tim mạch: tăng huyết áp, suy tim
- Suy thận
- Đột quỵ
- Mù mắt
- Hoại tử chi
- Sảy thai
- Tổn thương dây thần kinh
- Tử vong
Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân ĐTĐ là gì?
- Mệt mỏi kéo dài
- Khát nước nhiều lần trong ngày
- Ăn nhiều nhưng vẫn gầy
- Da khô, nhăn vì mất trương lực
- Chóng mặt khi đứng
Đối với những bệnh nhân có mức đường huyết cao hơn vừa phải so với mức bình thường thì bước đầu chúng ta cần thay đổi lối sống và theo dõi đường huyết trong một thời gian. Nếu vẫn không kiểm soát được đường huyết trong giới hạn cho phép thì mới bắt đầu dùng thuốc nhưng vẫn phải kèm theo việc thay đổi lối sống.
Bệnh nhân ĐTĐ cần thay đổi lối sống như thế nào?
- Ngưng hút thuốc lá
- Không uống quá nhiều bia rượu
- Tăng cường rèn luyện thể lực như chạy bộ, tập thể dục, yoga,… các hoạt động này nên diễn ra theo một chu kì nhất định (ví dụ như tập thể dục 30 phút vào 5h30 sáng mỗi ngày và không nghỉ 2 ngày liên tiếp)
- Ăn uống vừa phải, và ăn vào những giờ cố định trong một ngày, tránh ăn nhiều đồ ngọt và các thực phẩm chứa nhiều tinh bột,dầu, mỡ, ăn nhiều hoa quả, rau sống; hạn chế ăn mặn; tuyệt đối không bỏ bửa nếu đang dùng thuốc.
- Sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn 55 như cam, bưởi, các loại đậu, gạo lứt,sửa chua không đường, sửa tươi, củ cải,…
Chỉ số đường huyết (GI) là là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (như bánh mì trắng). GI của một số loại thực phẩm thông thường được trình bày trong bảng sau:
>>
ALOTHUOC247.COM--->>Những Điều Cần Biết Về Bệnh Đái Tháo Đường- bệnh lý mãn tính nguy hiểm<<
Đường huyết - chỉ số sinh hóa cực kỳ quan trọng, .... biến chứng của ĐTĐ nguy hiểm ....làm sao để biết bạn đang kiểm soát tốt đường huyết <<<
Mục tiêu của điều trị ĐTĐ chung là ta phải làm sao để:
- Kiểm soát được đường huyết
- Làm chậm tiến triển bệnh
- Giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng
Vì vậy cần tuân thủ đúng phát đồ điều trị và các chỉ dẫn của bác sỹ điều trị
Vậy làm sao để biết bạn đang kiểm soát tốt đường huyết và đạt hiệu quả điều trị?
- Kiểm tra đường huyết bằng máy cầm tay tại nhà mỗi buổi sáng
- Đo HbA1c mỗi 3 tháng 1 lần, đo 4 lần/năm với bệnh nhân chưa kiểm soát được đường huyết và 2 lần/năm với bệnh nhân đã kiểm soát được đường huyết
Các tác dụng phụ của thuốc bệnh nhân cần lưu ý là gì?
- Tiêu chảy, táo bón, khó chịu dạ dày
- Chóng mặt, cảm giác choáng váng
- Đau họng, đau nhức cơ thể
- Nhìn mờ
- Ù tai
- Tê hoặc cảm giác ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân
Cần đi gặp bác sỹ ngay nếu các triệu chứng trên kéo dài và nặng thêm.
Tài liệu tham khảo:
- Quyết định 3319/QĐ-BYT 2017 tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ
- Bệnh học nội khoa, Châu Ngọc Hoa
- Standards of Medical Care in Diabetes – 2018, ADA.
Biên soạn: DS. Võ Văn Lệnh
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ The Medcos SUBRI ALOTHUOC247.COM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN. GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
NHÀ THUỐC 36 ENLIE
Địa chỉ: 493 QL 1K, NỘI HOÁ 2, BÌNH AN, DĨ AN, BÌNH BƯƠNG
Email: phamhoangsanh.ds@gmail.com
Hotline: 0886759419-0946 617 267
Xem thêm