ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – BỆNH PHỔ BIẾN (phần 1) - CÓ DỄ KIỂM SOÁT VÀ NHẬN BIẾT?

10/2018 | 961

ALOTHUOC247.COM-->>ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – BỆNH PHỔ BIẾN (phần 1) - CÓ DỄ KIỂM SOÁT VÀ NHẬN BIẾT?<<

 

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – BỆNH PHỔ BIẾN (phần 1)


Đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường, rất dễ gặp tại Việt Nam. Bệnh này gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng đại đa số người dân lại thờ ơ

 

Dấu hiệu nào cho biết đường huyết đang tăng?....chỉ số cận lâm sàng để nhận biết một người đã bị bệnh ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

kiểm soát tốt đường huyết giúp bạn kiểm soát được bệnh và giảm  biến chứng

ALOTHUOC247.COM-->>ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – BỆNH PHỔ BIẾN (phần 1) - CÓ DỄ KIỂM SOÁT VÀ NHẬN BIẾT?<<

 

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – BỆNH PHỔ BIẾN (phần 1)


1/ Mở đầu


Đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường, rất dễ gặp tại Việt Nam. Bệnh này gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng đại đa số người dân lại thờ ơ, và coi thường bệnh. Bài viết này sẽ giúp đọc giả hiểu rõ tất tần tật về bệnh này, mức độ nguy hiểm mà nó mang lại, để có cách nhìn khác về bệnh, biết cách phòng tránh, chữa bệnh, cũng như hạn chế những biến chứng khi đã mắc bệnh.


2/ Những chỉ số cận lâm sàng để nhận biết một người đã bị bệnh ĐÁI THÁO ĐƯỜNG


a/ Đường huyết có ý nghĩa gì?


Đường huyết hay mức nồng độ đường máu hoặc đường trong máu là lượng glucose (đường) hiện diện trong máu của một người hay động vật. Nó đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng cho hệ thần kinh và tổ chức của bộ não. Khi lượng đường tăng hay giảm quá mức thì đó là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường của cơ thể.
Mức đường thường thấp nhất vào buổi sáng, trước bữa ăn đầu tiên trong ngày, và tăng lên sau bữa ăn cho một hoặc hai giờ bằng một vài nồng độ mol. Lượng đường trong máu vượt ra khỏi phạm vi bình thường có thể là dấu hiệu của một bệnh. Khi mức chỉ số đường huyết cao liên tục được gọi là tăng đường huyết; ở mức thấp được gọi là hạ đường huyết. Bệnh đái tháo đường được đặc trưng bởi tăng đường huyết dai đăng do nhiều nguyên nhân, và là căn bệnh đặc trưng cho sự rối loạn đường huyết trong cơ thể [1].


b/Đo đường huyết có ý nghĩa gì? Cách đo như thế nào?


Để kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể, bạn cần phải biết, cơ thể bạn hiện tại đường huyết là bao nhiêu, và đạt được bao nhiêu thì gọi là đường huyết bình thường. Việc đo đường huyết giúp bạn biết hiện trạng lượng đường cơ thể mình như thế nào, đặc biệt là với những người bị bệnh đái tháo đường, kiểm soát tốt đường huyết là con đường ngắn nhất giúp bạn kiểm soát được căn bệnh này, và giảm thiểu những biến chứng do nó mang lại. Vì vậy việc đo đường huyết thường xuyên là vô cùng quan trọng.
Sau đây là cách đo đường huyết bằng máy đo tại nhà, quý đọc giả có thể tham khảo
Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi sử dụng máy đo. Sau đó lau tay thật khô.
Bước 2: Vặn ngược chiều kim đồng hồ đầu bút lấy máu để mở đầu bút ra. Có loại bút mình chỉ cần giật mạnh ra là được (không phải vặn).
Bước 3: Lắp kim lấy máu vào ống bút, lưu ý: cắm cho đến khi kim chạm đáy ống bút. Vặn bỏ đầu bọc bằng nhựa của kim.
Bước 4: Lắp đầu bút lấy máu vào trở lại, vặn theo chiều kim đồng hồ (một số loại bút chỉ cần ấn vào khi nghe tiếng " bụp" là được)
Bước 5: Điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với từng loại da: da mỏng ở mức 1&2, da dày ở mức 4&5, da bình thường ở mức 3.
Bước 6: Lên cò bút bằng cách kéo phần cuối bút cho đến khi nghe thấy tiếng "bíp".
Bước 7: Lấy que thử cắm vào máy, máy sẽ tự động khởi động. 
Bước 8: Máy sẽ tự động nhận diện và hiện số code trên máy. Bạn phải chắc chắn rằng số code hiện trên máy cùng với số code ghi trên hộp que. Nếu 2 số này không khớp nhau thì không tiến hành đo và liên hệ nhà cung cấp. Vì có đo thì kết quả cũng không thể tin cậy được.
Bước 9: Tiến hành lấy máu: Xoa nhẹ đầu ngón tay cho máu chạy về đầu ngón tay cần lấy máu. Đặt đầu ngón tay cần lấy máu áp sát đầu bút lấy máu. Ấn nút, sau đó, nặn cho máu ra chừng 1 gọt.
Bước 10: Chạm nhẹ gọt máu (mẫu máu) vào khe lấy máu của que thử. Khi máu đã được hút đầy khe máy sẽ kêu tiếng bíp báo hiệu máu đã đủ và đếm ngược để cho kết quả.
      
c/ Giá trị bình thường đường huyết?  


Giữ cho đường huyết ổn định là rất cần thiết với người mắc bệnh tiểu đường và cả người bình thường , sau đây là các mức đường huyết cần được duy trì được khuyến nghị bởi các hiệp hội tiểu đường.
Đối với đa số những người khỏe mạnh, chỉ số lượng đường trong máu bình thường là như sau:
    Đường huyết bình thường trong cơ thể  khoảng 4 mmol (4 mmol/L hoặc 72 mg/dL)
     Khi hoạt động bình thường của cơ thể phục hồi chỉ số lượng đường trong máu ở khoản 4,4 – 6,1 mmol/L (82 – 110 mg/dL)
    Một khoảng thời 2 tiếng, sau khi ăn đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL)


d/ Dấu hiệu nào cho biết đường huyết đang tăng?


Các đặc điểm thường gặp khi đường huyết đăng tăng như: mệt mỏi, mờ mắt, đi tiểu thường xuyên, khát nước, đau đầu. Bên cạnh đó nếu đường huyết không được điều trị kiểm soát trong thời gian dài có thể dẫn đến: Ceton tăng lên trong máu và nước tiểu,  buồn nôn và ói mửa, đau bụng, khso thở, khô miệng, lẫn lộn, hôn mê...


e/ Nguyên nhân gây ra rối loạn đường huyết


Nguyên nhân gây ra rối loạn đường huyết chủ yếu là hoocmon (insulin) trên cơ thể giảm sút đáng kể, vì tuyến tụy không sản xuất đủ insulin (tiểu đường type 1) hoặc do cơ thể giảm khả năng chịu ảnh hưởng của insulin hoặc không sản xuất đủ insulin để duy trì lượng đường bình thường (bệnh tiểu đường tuýp 2). Kết quả là, đường không đi vào trong tế bào mà có xu hướng tích tụ trong máu và có thể đạt đến mức cao nguy hiểm (tăng đường huyết) nếu không được điều trị đúng cách. Insulin hoặc các thuốc khác được sử dụng để lượng đường trong máu thấp hơn. 
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này như:
– Thừa cân hoặc béo phì

– Gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường

– Ít hoạt động thể chất

– Mắc các bệnh tim mạch: cao huyết áp, mỡ máu cao

– Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang

– Tiểu đường thai kỳ

– Sinh con có cân nặng trên 4.5kg


f/ Những biến chứng có thể có của bệnh rối loạn chuyển hóa đường huyết 


Khi bạn bị rối loạn đường huyết, có nguy cơ rất cao bị đái tháo đường, bệnh này gây ra một số biến chứng cực kỳ nghiêm trọng. Điển hình là một số biến chứng sau:
-    Mắt: hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa.
-    Tim mạch: biến chứng về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch 
-    Biến chứng thần kinh: Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi... 
-    Thận: Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận. 
Bên cạnh nó có một số biến chứng cấp tính như hạ đường huyết cấp tính, hôn mê sâu có thể dẫn đến tử vong.
Đây là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, bạn đọc nên tìm hiểu kĩ về nó để có thể bảo vệ sức khỏe cho gia đình và bản thân. Phần 2 của bệnh Đái tháo đường sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm nhiều thông tin liên quan, kính mời theo dõi.
Bài viết dựa trên những kiến thức y-dược khoa được giảng dạy tại đại học y dược tp HCM


 DS VÕ THỊ THU NGA


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]    Rosemary Walker J. R. (2006), Type 2 Diabetes - Your Questions Answered Dorling Kindersley Australia, Australia.

SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ The Medcos SUBRI ALOTHUOC247.COM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN. GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

NHÀ THUỐC 36 ENLIE 

Địa chỉ: 493 QL 1K, NỘI HOÁ 2, BÌNH AN, DĨ AN, BÌNH BƯƠNG

Email: phamhoangsanh.ds@gmail.com

Hotline: 0886759419-0946 617 267


(*) Xem thêm

Bình luận
0946617267 | phamhoangsanh.ds@gmail.com
" "