MẸO HAY PHÒNG NGỪA DỊ ỨNG KHI GIAO MÙA
MẸO HAY PHÒNG NGỪA DỊ ỨNG KHI GIAO MÙA
Khi giao mùa, đặc biệt là vào những mùa hoa nở rộ hay thời tiết thay đổi đột ngột thì mọi người thường phải chịu đựng sự hành hạ của dị ứng thời tiết
....Triệu chứng của dị ứng thường trở nặng hơn khi chuyển mùa
....vitamin C để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể
MẸO HAY PHÒNG NGỪA DỊ ỨNG KHI GIAO MÙA
Khi giao mùa, đặc biệt là vào những mùa hoa nở rộ hay thời tiết thay đổi đột ngột thì mọi người thường phải chịu đựng sự hành hạ của dị ứng thời tiết, vì dị ứng thời tiết là căn bệnh không chừa một ai dù bạn có khỏe mạnh hay ốm yếu. Vậy bạn đã nắm rõ cách phòng ngừa và chữa trị dị ứng thời tiết chưa? Hảy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Dị ứng thời tiết là gi? (Triệu chứng của dị ứng thường trở nặng hơn khi chuyển mùa)
Dị ứng thời tiết xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mức với một chất gây dị ứng ngoài trời, chẳng hạn như phấn hoa.
Trong khi viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện quanh năm, dị ứng thời tiết có thể ít gặp hơn trong mùa đông. Một phần vì các loại cây và hoa thả phấn vào những thời điểm khác nhau trong năm. Vậy nên, thời điểm bị dị ứng thời tiết tùy thuộc vào yếu tố gây dị ứng và nơi bạn sinh sống. Bạn cũng có thể phản ứng với các chất gây dị ứng trong nhà, chẳng hạn như mốc hoặc lông vật nuôi.
Dị ứng thời tiết là căn bệnh phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ ai không phân biệt giới tính, tuổi tác. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn có thể tái phát thường xuyên mỗi khi thời tiết thay đổi bất thường.
Nguyên nhân gây nên dị ứng thời tiết
>>MẸO HAY PHÒNG NGỪA DỊ ỨNG KHI GIAO MÙA<<
Dị ứng thời tiết xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn xác định một chất thường là vô hại trong không khí là nguy hiểm. Cơ thể phản ứng với chất đó, hoặc chất gây dị ứng đó, bằng cách phóng thích histamine và các hóa chất khác vào máu của bạn. Các hóa chất này tạo ra các triệu chứng của một phản ứng dị ứng. Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết thường do người bệnh có cơ địa mẫn cảm.
Mùa xuân: Cây cối là thủ phạm cho hầu hết các trường hợp dị ứng vào mùa xuân. Một số cây gây dị ứng bao gồm cây tuyết tùng, hạt dẻ ngựa, cây liễu, cây dương...
Mùa hè: Thủ phạm thực sự của dị ứng vào mùa hè là cỏ như cỏ dại.
Mùa thu: Một số loại cây rụng phấn hoa vào mùa thu như cây nấm, nấm mốc, cây chè...
Mùa đông: Vào mùa đông, hầu hết các chất gây dị ứng ngoài trời đều ngủ yên. Tuy nhiên, nếu bạn có xu hướng dị ứng theo mùa, bạn cũng có thể phản ứng với các chất gây dị ứng trong nhà như mốc, vật nuôi, rệp bụi, hoặc gián.
Chất gây dị ứng trong nhà thường có thể dễ dàng loại bỏ hơn là các tạp chất ngoài trời.
Triệu chứng của dị ứng thời tiết
Triệu chứng của dị ứng thường xuất hiện và trở nặng hơn khi thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột, mưa ẩm, gió lạnh, nắng nóng…
Các triệu chứng có thể dao động từ nhẹ đến nặng, phổ biến nhất bao gồm:
• Hắt xì;
• Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;
• Ngứa ngáy, nổi mề đay, mẩn ngứa;
Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:
• Đau đầu;
• Khó thở, thở khò khè, ho;
• Nhiều người bị sốt cao và hen.
Nếu có những biểu hiện này bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chữa trị.
Dị ứng thời tiết có thể dễ dàng được chẩn đoán hơn các bệnh dị ứng khác. Nếu bạn có các triệu chứng dị ứng chỉ xảy ra vào những thời điểm nhất định trong năm, đó là dấu hiệu bạn bị dị ứng theo mùa. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra tai, mũi và cổ họng để chẩn đoán.
Cách phòng bệnh
Bổ sung axit folic:
Axit folic còn được gọi là vitamin B9 là một loại vitamin cần thiết cho dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể người, giúp tổng hợp AND. Nếu cơ thể được bổ xung axit folic ở mưc cao thường ít bị dị ứng nhờ khả năng điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch. Đặc biệt axit folic còn có nhiều trong gan gia súc và gia cầm. Nhiều thông tin cho nằng chúng ta cần cung cấp khoảng 180 - 200mcg/ngày.
Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát:
Cần lên cho mình một lế hoạch phù hợp để mỗi tuần vệ sinh nhà một lần để đảm bảo rằng nơi bạn sinh sống không con bụi bẩn và các chất dị ứng được loại bỏ hoàn toàn.
Tránh tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc:
Phấn hoa và nấm mốc được xem là 2 yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến hiện tượng dị ứng. Bạn cần tính đến chu kỳ ra hoa để đóng cửa sổ kịp thời và bật điều hòa không khí nhằm kiểm soát chất gây dị ứng, không để nó tăng vọt trong môi trường sống của bạn.
Kiểm tra giày dép trước khi sử dụng:
Việc làm này tránh giày dép cps thể bị dính phấn hoa, cỏ, nấm mốc và có một số chất gây dị ứng khác khi đi lại do vậy cần kiểm tra và vệ sinh giày dép tại cửa, trước khi vào nhà.
Vệ sinh thú cưng:
Nhiều bạn có sở thích chơi cùng với thú cưng có thể chúng khá là dễ thương và đáng yêu nhưng đó cũng là nơi chứa nhiều chất gây dị ứng nhất. Do vậy bạn cần thường xuyên vệ sinh tắm rửa cho thú cưng để tiêu diệt mầm bệnh gay trên cơ thể thú cưng.
Tránh một số gia vị:
Có một số gia vị mà người có tiền sử bị dị ứng cần phải hạn chế đó là mùi tạt và ớt cay. Ngoài ra củ nghệ tươi cũng có thể gây ra cảm giác ngột ngạt, khó thởi, đặc biệt là những người bị viêm xoang. Vì thế không phải trường hợp quá cần thiết thi bạn cần hạn chế các loại thực phẩm này.
Ngoài ra bạn cũng không thể quên những điều sau đây:
• Khi nắng nóng, bạn nên tránh hoạt động ngoài trời trong thời gian dài, còn về mùa đông hãy luôn giữ ấm cơ thể.
• Tránh hút thuốc, uống đồ uống có cồn.
• Ăn nhiều rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin C để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
• Tập thể dục thường xuyên.
• Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm điều hòa cơ thể
Cách điều trị
Nếu bạn bị dị ứng thời tiết thì nên:
• Đóng cửa sổ;
• Tránh ra ngoài;
• Đeo khẩu trang khi bạn ở ngoài, đặc biệt vào những ngày có gió;
• Tránh khói thuốc.
Trong trường hợp bạn không thể tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, các phương pháp điều trị khác bao gồm:
• Thuốc giảm đau và thuốc kháng histamine không kê toa như cetirizin (Zyrtec) và kết hợp acetaminophen, diphenhydramine, và phenylephrine (Benadryl).
• Các loại thuốc có toa bác sĩ, như thuốc xịt mũi dạng xịt steroid.
Trong những trường hợp nặng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm dị ứng. Các mũi tiêm này là một loại liệu pháp miễn dịch có thể giúp làm giảm độ nhạy của hệ miễn dịch đối với các chất gây dị ứng.
Một số loại thuốc dị ứng có thể có tác dụng phụ không mong muốn, như buồn ngủ, chóng mặt, và nhầm lẫn.
Một số cách điều trị dị ứng tại nhà bạn nên biết:
Khoai tây tươi
Khoai tây bạn mua về rửa sạch, cắt lát mỏng rồi đắp vào chỗ bị dị ứng trong 20 phút. Thực hiện cách này 2 lần/ngày cho đến khi hết các triệu chứng dị ứng.
Trà xanh
Sau khi rửa sạch, cho lá trà xanh vào nồi đun ở lửa vừa khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Chắt lấy nước và cho thêm 2 muỗng canh mật ong vào khuấy đều. Cho người dị ứng dùng khi còn ấm để làm giảm cảm giác khó chịu.
(Triệu chứng của dị ứng thường trở nặng hơn khi chuyển mùa....vitamin C để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể)
Dùng các loại nước ép trái cây như cà rốt, nước cam, cà chua... không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có khả năng điều trị dị ứng thời tiết vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, thường xuyên dùng nước ép trái cây sẽ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn được sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác.
Lưu ý: Nếu áp dụng các cách điều trị trên không hiệu quả hay xuất hiện những triệu chứng như ngứa ngáy nhiều hơn, sốt hay khó thở, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và dùng thuốc khi chưa được bác sĩ kê đơn.
Với những thông tin chúng tôi đưa trên, chúc các bạn sẽ thoát được nổi ám ảnh mỗi khi giao mùa.
DS N.T. BẠCH SƯƠNG
Tài liệu tham khảo:>>MẸO HAY PHÒNG NGỪA DỊ ỨNG KHI GIAO MÙA<<
1.https://eva.vn/suc-khoe/phong-ngua-benh-di-ung-thoi-tiet-moi-khi-giao-mua-c131a345591.html
2. https://www.phunuvagiadinh.vn/suc-khoe-gia-dinh-27/thoi-diem-giao-mua-day-la-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-di-ung-thoi-tiet-ai-cung-phai-biet-275840
XEM THÊM
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ The Medcos SUBRI ALOTHUOC247.COM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN. GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
NHÀ THUỐC 36 ENLIE
Địa chỉ: 493 QL 1K, NỘI HOÁ 2, BÌNH AN, DĨ AN, BÌNH BƯƠNG
Email: phamhoangsanh.ds@gmail.com
Hotline: 0886759419-0946 617 267
Xem thêm