KẾT HỢP TẬP THỂ DỤC VÀ DINH DƯỠNG ĐẶC BIỆT TĂNG HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT
ALOTHUOC247.COM-->> KẾT HỢP TẬP THỂ DỤC VÀ DINH DƯỠNG ĐẶC BIỆT TĂNG HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT<<
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – BỆNH PHỔ BIẾN (phần 2)
KẾT HỢP TẬP THỂ DỤC VÀ DINH DƯỠNG ĐẶC BIỆT GIÚP KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT HIỆU QUẢ
1/ Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, những loại thực phẩm và đồ uống nào là thích hợp cho người bệnh tiểu đường?
Khi biết bản thân bị bệnh đái tháo đường, cần có chế độ dinh dưỡng đúng đắn, để bệnh không tiến triển theo những chiều hướng xấu
.... môn thể thao nào là phù hợp với người bệnh tiểu đường ... Bên cạnh đó Sử dụng thuốc như thế nào cho an toàn hiệu quả ở người bệnh tiểu đường là vấn đề lớn vì người mang bệnh rất dễ dị ứng ngoài ra dùng nhiều thuốc cũng có nguy cơ gây tương tác thuốc.....
ALOTHUOC247.COM-->> KẾT HỢP TẬP THỂ DỤC VÀ DINH DƯỠNG ĐẶC BIỆT TĂNG HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT<<
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – BỆNH PHỔ BIẾN (phần 2)
KẾT HỢP TẬP THỂ DỤC VÀ DINH DƯỠNG ĐẶC BIỆT GIÚP KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT HIỆU QUẢ
1/ Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, những loại thực phẩm và đồ uống nào là thích hợp cho người bệnh tiểu đường?
Khi biết bản thân bị bệnh đái tháo đường, cần có chế độ dinh dưỡng đúng đắn, để bệnh không tiến triển theo những chiều hướng xấu. Sau đây là chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 (thể sản xuất insulin nhưng cơ thể không đáp ứng với insulin như bình thường):
- Ăn nhiều chất xơ (có trong các loại đậu, các loại hạt, cây có vỏ, khoai lan, gạo lức, các loại ngũ cốc..)
- Ăn nhiều thức ăn chức Omega 3 (trong: cá hồi, quả óc chó, đậu nành, cá ngừ, cá trích, dầu canola và dầu hạt óc chó, hạt lanh, và các viên bổ sung dầu cá)
- Thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết từ thấp đến cao. Đối với người bệnh đái tháo đường nặng nên chia nhỏ bửa ăn, ăn nhiều bửa trong ngày, hạn chế ăn nhiều tinh bột và thay vào đó là chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, chất xơ.
- Dùng chất bột đường phức hợp thay cho đường kính: trái bơ, mận, lên, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, mì ống, và ngũ cốc; hầu hết các loại rau củ, đậu (đậu hạt, đậu hòa lan, đậu lăng), và các sản phẩm bơ sữa ít béo.
- Bổ sung Magie cho cơ thể: đậu hủ, au chân vịt, hạt dẻ, bông cải xanh, yến mạch, hạt điều, cá bơn, đậu lăng, hạt bí ngô, và hạt hoa hướng dương [1]
Nên tính toán lượng đường hấp thu vào cơ thể để có chế độ ăn phù hợp
2/ Những môn thể thao nào là phù hợp với người bệnh tiểu đường?
Đi kèm với việc ăn uống lành mạnh thì người mắc bệnh tiểu đường cần phải có chế độ tập luyện phù hợp với thể lực để ngăn ngừa các tai biến về tim mạch.
Cần chuẩn bị gì trước khi tập luyện?
Nên kiểm tra sức khỏe đặc biệt là với các bệnh lý hay biến chứng tim mạch, huyết áp, thận, thần kinh ngoại biên, bệnh lý cơ quan vận động để được tư vấn vận động phù hợp nhất.
Trước khi tập luyện nên đo đường máu. Nếu lượng đường máu quá thấp hoặc quá cao thì bạn không nên tập.
Phương pháp tập luyện như thế nào?
Trước hết bạn nên khởi động khoảng 5–10 phút với bài tập thể dục nhẹ nhàng có cường độ thấp, các động tác mềm dẻo, căng dãn cơ để phòng tránh chấn thương.
Sau thời gian đã quen dần những bài tập có cường độ thấp, có thể lựa chọn các bài tập nặng hơn với cường độ từ trung bình (các bài tập sức bền) cho đến các bài tập cường độ lớn hơn (các bài tập sức mạnh) với thời gian thích hợp.
Giảm dần khối lượng và cường độ vận động khoảng 5–10 phút trước khi kết thúc buổi tập bằng các động tác thư giãn thả lỏng, co duỗi khớp, đi bộ hít thở nhẹ nhàng.
Những môn tập luyện phù hợp:
Bơi lội
Đi bộ
Dưỡng sinh
Yoga
Đạp xe
Những nguyên tắc chính cần chú ý trong việc tập luyện:
• Lựa chọn thời điểm luyện tập để kiểm soát đường huyết: Thời gian lý tưởng nhất để tập luyện là vào sáng sớm. Lúc này cơ thể của bạn đang tràn đầy năng lượng, chỉ số đường huyết cũng ở mức thăng bằng.
• Thảo luận với bác sĩ trước khi tập thể dục.
• Khi bắt đầu tập chỉ tập ít thời gian thôi rôi tăng dẩn tới 30- 60 phút.
• Uống nhiểu nước trong khi và sau khi tập.
• Đo đường huyết thường xuyên.
• Bổ sung thực phẩm khi đường huyết xuống thấp.
• Bảo vệ bàn chân, mang giầy vừa văn thoải mái. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu có vết thương hay da bị rộp, phồng thì phải chữa trị ngay để tránh biến chứng.
• Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục khi chưa ăn nhiều.
• Nên ngưng tập ngay nếu khi đang tập thấy những triệu chứng: đau tức ngực, uể oải chóng mặt, mệt khác thường, tim đập không đều, ra mồ hôi quá nhiều và khó thở.
3/ Sử dụng thuốc như thế nào cho an toàn hiệu quả ở người bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại, là tiểu đường tuyp 1 (cần bổ sung insulin để duy trì mức đường trong máu ở phạm vi bình thường) và tiểu đường tuyp 2 (vẫn có thể sản xuất insulin nhưng cơ thể không đáp ứng với insulin như bình thường, phải sử dụng thuốc)
Đối với Đái tháo đường tuyp2, phải sử dụng thuốc, vậy nên sử dụng thuốc sao để đạt hiệu quả cao nhất:
Thuốc muốn phát huy hiệu quả đòi hỏi người bệnh phải sử dụng thuốc thường xuyên, đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất người bệnh nên uống thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày để tránh việc quên uống thuốc.
Nên uống thuốc trước bữa ăn, nếu chỉ sử dụng một lần trong ngày thì nên uống trước bữa ăn sáng. Nếu uống thuốc mà không ăn có thể khiến hạ đường huyết gây nguy hiểm cho người bệnh.
Không nhai, đập vỡ hay nghiền nhỏ viên thuốc để cho dễ uống hơn bởi vì viên thuốc đã được bào chế để giải phóng trong một thời gian nhất định. Việc đập vỡ hay nghiền nhỏ thuốc để dễ uống hơn có thể khiến cho thuốc được giải phòng cùng một lúc trong một khoảng thời gian ngắn.
Người bệnh cần kiểm tra đường máu định kỳ nhằm đánh giá việc kiểm soát đường huyết đã hiệu quả hay chưa để các bác sĩ có thể cân nhắc điều chỉnh tăng hoặc giảm liều lượng của thuốc.
Nên được bảo quản ở nhiệt độ dưới 250C ở nơi khô ráo, tránh sáng trực tiếp chiếu vào thuốc
Không sử dụng rượu bia trong thời gian sử dụng Gliclazid bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ khiến người bệnh bị hạ đường huyết.
- Nếu quên một liều thì hãy uống ngay khi nhớ ra nhưng nếu đã gần tới thời gian sử dụng của liều tiếp theo thì cần bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo một cách bình thường chứ không uống bù hoặc tăng gấp đôi liều thuốc
4/ Người bệnh tiểu đường có thường bị dị ứng khi sử dụng thuốc không?
Dị ứng thuốc với các triệu chứng như phát ban, ngứa toàn thân, sưng ở mặt, cổ họng, lưỡi… chóng mặt, khó thở là những tác dụng phụ nghiêm trọng, nếu bản thân hoặc người thân sử dụng thuốc mà có tác dụng phụ này phải báo cáo ngay với bác sĩ điều trị.
Sử dụng các biện pháp để bảo vệ da khi đi ra trời nắng như dùng áo chống nắng, kem chống nắng bởi thuốc sẽ làm da của người bệnh trở nên dễ bắt nắng hơn.
DS. VÕ THỊ THU NGA
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1] Hoang Anh (2018), Người bị tiểu đường tuyp 2 nên ăn gì, Báo dinh dưỡng, https://baodinhduong.com/che-do-dinh-duong-cho-nguoi-bi-tieu-duong-tuyp-2, ngày truy cập.
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ The Medcos SUBRI ALOTHUOC247.COM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN. GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
NHÀ THUỐC 36 ENLIE
Địa chỉ: 493 QL 1K, NỘI HOÁ 2, BÌNH AN, DĨ AN, BÌNH BƯƠNG
Email: phamhoangsanh.ds@gmail.com
Hotline: 0886759419-0946 617 267
Xem thêm