CÁCH DÙNG HẢI SẢN MÀ KHÔNG BỊ DỊ ỨNG_ BẠN BIẾT KHÔNG?

12/2018 | 2293

CÁCH DÙNG HẢI SẢN MÀ KHÔNG BỊ DỊ ỨNG_ BẠN BIẾT KHÔNG?
Với những tín đồ hải sản thì khi nhắc đến hải sản chúng ta sẽ liên tưởng đến hàng loạt loại và với những cách chế biến khác nhau, chỉ nghĩ thôi mà đã thèm mê li rồi. Nhưng với những bạn mê hải sản lại sợ bị dị ứng thì đó lại là một nổi khổ khó thể diễn tả bằng lời. Vậy chúng ta hảy cùng đi tìm giải pháp hiểu quả cho việc dùng hải sản để tránh bị dị ứng nhé!

 

....vi khuẩn và  tình trạng tiêu chảy cấp....Ngộ độc khi ăn hải sản không nên coi thường

CÁCH DÙNG HẢI SẢN MÀ KHÔNG BỊ DỊ ỨNG
Với những tín đồ hải sản thì khi nhắc đến hải sản chúng ta sẽ liên tưởng đến hàng loạt loại và với những cách chế biến khác nhau, chỉ nghĩ thôi mà đã thèm mê li rồi. Nhưng với những bạn mê hải sản lại sợ bị dị ứng thì đó lại là một nổi khổ khó thể diễn tả bằng lời. Vậy chúng ta hảy cùng đi tìm giải pháp hiểu quả cho việc dùng hải sản để tránh bị dị ứng nhé!
 

 

Hải sản là gi?

Hải sản hay đồ biển với nghĩa rộng, thủy hải sản là bất kỳ sinh vật biển được sử dụng làm thực phẩm cho con người. Hải sản bao gồm các loại cá biển, động vật thân mềm (bạch tuộc, mực, tôm, nghêu, sò, ốc, hến, hàu...), động vật giáp xác (tôm, cua và tôm hùm), động vật da gai (nhím biển).
 
Giá trị dinh dưỡng của hải sản
Hải sản là một nguồn quan trọng cung cấp protein trong khẩu phần ăn trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các vùng ven biển. Hải sản không những có hương vị thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều loại hải sản được dùng làm thực phẩm và được chế biến làm nhiều món ăn, có mùi vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn.
Các loại hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò huyết... có hàm lượng đạm khá cao.
Trong hải sản chứa nhiều canxi, duy trì độ chắc khỏe cho xương, giúp cơ thể bạn giảm nhẹ các vấn đề liên quan đến đau khớp, viêm khớp.
Lượng axit béo omega 3 có trong hải sản giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, làm giảm hàm lượng chất béo trong máu, giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể.
Ngoài ra, hải sản rất giàu sắt và kẽm, đó là những dưỡng chất rất tốt để cải thiện các vấn đề xấu của bệnh thiếu máu. Việc thường xuyên ăn hải sản sẽ giúp tăng mức độ hemoglobin của cơ thể. Bên cạnh đó, trong hải sản giàu kẽm.

***

MEDCOS SUBRI

CÁCH DÙNG HẢI SẢN MÀ KHÔNG BỊ DỊ ỨNG_ BẠN BIẾT KHÔNG?

....vi khuẩn và  tình trạng tiêu chảy cấp....Ngộ độc khi ăn hải sản không nên coi thường

********

Nguyên nhân gây dị ứng do hải sản:
Tất cả mọi loại hải sản đều có thể gây nên tình trạng dị ứng, tuy nhiên không phải ai cũng bị dị ứng với hải sản, tình trạng này chỉ xảy ra khi cơ địa của một số người không tiếp nhận được loại thực phẩm này. Khi bị dị ứng tùy vào mức độ năng nhẹ mà mỗi người có những biểu hiện khác nhau:
Gồm 3 loại:
•    Do hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein “lạ”, khi ăn vào cơ thể sẽ là những kháng nguyên thực sự. Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng.
•    Một số protein có trong hải sản chỉ đóng vai trò là một “bán kháng nguyên – hapten” hay kháng nguyên không đầy đủ. Loại này khi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhóm “quyết định kháng nguyên” sẵn có gây nên dị ứng.
•    Do một số hải sản có chứa nhiều histamin. Chất này khi vào cơ thể cũng gây nên các triệu chứng như dị ứng.
Như vậy, các protein trong hải sản có thể là kháng nguyên, bán kháng nguyên đối với người bị dị ứng hải sản, mà lại là những protein bình thường đối với tuyệt đại đa số những người không bị dị ứng hải sản. Còn hiện tượng hải sản có nồng độ histamin cao thì có thể gây triệu chứng cho tất cả mọi người ăn phải (hiện tượng ngộ độc histamin).
Nói chung, trừ trường hợp dị ứng do ăn phải loại hản sản có chứa nhiều histamin, tất cả những người đã được xác định là dị ứng với hải sản nên tránh ăn uống, tiếp xúc với những loại thực phẩm có nguồn gốc từ hải sản. Thậm chí, dị ứng cũng xảy ra nếu dùng chung bát đĩa… đựng hải sản của người khác. Không nên ăn các loại hải sản đã chết hoặc chế biến không đảm bảo do loại thức ăn này có thể chứa nhiều histamin do nhiễm khuẩn.
Đối tượng thường bị dị ứng hải sản

 

Với xu hướng du lịch trong nước và quốc tế, nhất là khi đến các tỉnh duyên hải miền Trung thì du khách thường muốn ăn hải sản, nên nguy cơ và tỷ lệ mắc dị ứng sẽ nhiều hơn. 
Có rất nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng như cua, tôm, ghẹ, các loại cá (cá nhám, cá ngừ, cá kiếm, cá mú,...), nghêu, sò, sìa, mực, ốc... Đối tượng nguy cơ cao dễ bị dị ứng với hải sản chính là trẻ em nhỏ, người cao tuổi, người mắc một trong các bệnh dị ứng như bệnh hen uyễn, chàm, phát ban đỏ dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa hoặc trong gia đình có nhiều người (bố mẹ, anh, chị, em) có cơ địa dị ứng.
Một số loại hải sản hay gây dị ứng
Tôm biển - món hải sản đầu bảng
 

 

Tôm biển là món hải sản rất ngon và được mọi người ưu thích, nhưng rất nhiều người dị ứng với món này. Vì vậy cần biết xem mình có thuộc các dạng sau không, rồi hãy ăn tôm biển:
- Người mắc các chứng bệnh viêm da mẩn ngứa, hoa mắt chóng mặt, đang sốt nhẹ, táo bón không nên ăn tôm.
- Người gầy, hay có cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực nhộn nhạo, họng khô miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... (hội chứng âm hư, hỏa vượng) không nên ăn tôm.
- Người đang dùng vitamin C không nên ăn tôm. Khi ăn tôm cũng không nên vắt chanh, quất, vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc.
Mực biển
 

 

Mực ngon bổ, nhưng không tốt với những người ăn kém, chậm tiêu, tiêu chảy, khả năng ham muốn tình dục kém, nhiều mồ hôi, cảm lạnh.
Những người tay chân lạnh, sợ lạnh, hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt tươi nhạt, dễ đổ mồ hôi ban ngày, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện nát, di tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục... (chứng tỳ thận dương hư), không nên ăn.
Nên kiêng ăn mực khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập.
Ngao biển
 

 

Ngao (nghêu) tính lạnh, vị mặn nên những người mắc bệnh thận, ăn kém chậm tiêu, đại tiện lỏng nát không nên ăn ngao.
Sứa biển - không nên cho trẻ em ăn
 
Theo các chuyên gia y tế, để không bị dị ứng, ngộ độc vì sứa biển, tuyệt đối tránh ăn sứa biển tươi (chưa qua chế biến) để làm thức ăn, làm gỏi ăn sống, nộm… vì các độc tố trong sứa có điều kiện xâm nhập vào cơ thể, gây hại đến sức khỏe.


Tuyệt đối không dùng sứa tươi, kể cả sứa đã qua chế biến, làm thức ăn cho trẻ em. Lý do là trẻ em sức đề kháng kém, ăn sứa rất dễ bị dị ứng, ngộ độc.
Hàu (hào) biển
 
Những người bị các bệnh da liễu, hoặc đang dùng thuốc Tetrelylin được khuyến cáo không nên ăn hàu.
Những người tỳ vị hư hàn, bị bệnh phong và các bệnh da liễu cấp hoặc mạn tính thì không nên dùng.
Cua ghẹ
 
Cua tính lạnh nên những người dễ bị rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát... không nên ăn cua.
Cua kị với thịt thỏ, rau kinh giới, quả hồng. Do đó chớ ăn cua biển với những món đó.
Cua biển phải được chế biến ngay khi còn tươi, không bao giờ được ăn cua ươn, vì chất đạm trong cua rất dễ phân hủy và biến thành chất độc hại cho cơ thể.
Lưu ý khi dùng hải sản để không bị dị ứng và an toàn

Cần tránh tuyệt đối các loại hải sản có chứa chất độc cũng như không nên ăn những loại hải sản lạ, nhất là trẻ nhỏ. 
Bạn có thể hỏi người dân địa phương về những loại thực phẩm có thể ăn để an toàn hơn cho sức khỏe
Đặc biệt là cá thu, cá ngừ khi để lâu có thể bị vi khuẩn biến thành chất độc.
Hết sức chú ý khi đi ăn nhà hàng, nên xem kỹ thực đơn, thành phần, nguồn gốc thức ăn để tránh ăn nhầm hải sản. 
Không nên ăn các loại hải sản đã chết hoặc chế biến không đảm bảo do loại thức ăn này có thể chứa nhiều histamin do nhiễm khuẩn. 
Đồng thời, các hiện tượng ô nhiễm biển cũng có thể làm ô nhiễm hải sản và khi ăn vào sẽ dẫn tới việc ngộ độc (điển hình nhất là thủy triều đỏ do các loại tảo biển phát triển bất thường gây ra. Ngoài ra, món gỏi hải sản được nhiều người ưa thích cũng có khả năng dẫn tới ngộ độc bất kỳ lúc nào. Những hải sản tái hay còn sống có trong gỏi có thể chứa rất nhiều vi khuẩn và gây tình trạng tiêu chảy cấp. Do đó, tốt nhất là nên ăn hải sản đã được nấu chín sẽ an toàn hơn.
Theo chuyên gia mọi người cũng không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản. Bởi những chất dinh dưỡng phong phú như đạm, canxi chứa trong tôm, cá sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu kết hợp với các loại quả như hồng, nho, lựu, sơn trà, thanh quả. Tốt nhất nên ăn hoa quả sau khi ăn hải sản 2 tiếng.
Cuối cùng, một người bị dị ứng cua biển cũng rất nên thận trọng khi ăn các đồ biển khác như ghẹ, mực, tôm, sò… vì có thể bị dị ứng chéo, không kém phần nguy hiểm.

Như vậy   CÁCH DÙNG HẢI SẢN MÀ KHÔNG BỊ DỊ ỨNG_ BẠN BIẾT KHÔNG? giúp bạn hiểu hơn
Ngộ độc khi ăn hải sản cũng là một dạng ngộ độc không nên coi thường vì có thể dẫn tới tử vong nếu không có cách xử lý kịp thời. Vì thế nếu nhận thấy các triệu chứng ngộ độc thì bạn nên tới ngay bác sĩ để được chữa trị hiệu quả.


Tài liệu tham khảo
1. https://khoahoc.tv/tai-sao-hai-san-thuong-gay-di-ung-59536
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_s%E1%BA%A3n
 

SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ The Medcos SUBRI ALOTHUOC247.COM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN. GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY THHH NẤM DƯỢC LIỆU VÀ MỸ PHẨM SUBRI

Địa chỉ: Ấp Gò Lức, Xã Tân Đông, Huyện Gò Công Đông, Tỉnh Tiền Giang.

Email: phamhoangsanh.ds@gmail.com

Hotline: 0946 617 267


(*) Xem thêm

Bình luận
0946617267 | phamhoangsanh.ds@gmail.com
" "